Ở Việt Nam Trâu Murrah

Giống trâu Murrah được nhập vào Việt Nam từ năm 1958. Sau đó, con trâu này là món quà của Thủ tướng Ấn Độ-bà Gandhi tặng Thủ tướng Phạm Văn Đồng sau năm 1975.[8] Ấn Độ tặng Việt Nam 502 con trâu Mura (trong đó tặng riêng cho Phạm Văn Đồng hai con), Phạm Văn Đồng đã giao đàn trâu này lại cho Hồ Giáo, ông Giáo đã chọn được ba con trâu cho sữa ngay và hai con khác đang mang thai đưa về Quảng Ngãi. Hồ Giáo đã chăm sóc đàn trâu Mura sinh sôi, nảy nở đến 30 con, rồi chuyển giao cho nhân dân các huyện, chỉ giữ lại bốn con để chăm sóc.[3][9]

Mục đích phát triển đàn trâu Mura là sức kéo và sữa. Nhưng đồng ruộng bây giờ đã dùng máy, rất ít nơi cày bằng trâu, nên trâu dù hay đến bao nhiêu cũng đâu có ai cần đến nữa. Việc phát triển đàn trâu Murrah với mục tiêu ban đầu chỉ để lấy sữa không còn phù hợp.[10] Hiện nay có dự án lai tạo đàn trâu với trâu nội Việt Nam để cải tạo giống trâu nội[11] nhưng rất khó khăn do trâu Mura không chịu giao phối với trâu nội,[8] mỗi lần ghép phối thì trâu đực Murrah lại không muốn giao phối với trâu nái ta. Người ta phải nuôi ghép nghé đực Murrah với nghé cái nội nhưng sau gần 2 năm, trâu đực ngoại vẫn không giao phối.[12]

Từ đó buộc phải chuyển sang giai đoạn thụ tinh nhân tạo bằng tinh cọng rạ. Kết quả thành công. Việc dẫn tinh trâu Murrah đông lạnh cọng rạ không chỉ cho tỷ lệ thụ thai đạt cao mà tầm vóc, khối lượng của nghé con lai F1 đều cao hơn 20-25% so với nghé con nội. Tinh cọng rạ trâu Murrah đã được lai tạo trên đàn trâu thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Bắc Giang[12][13] trâu lai có trọng lượng lớn, tăng trọng nhanh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường chăn nuôi tại địa phương, có khả năng tăng khối lượng từ 10 -15 % so với trâu nội, chất lượng thịt cũng cao hơn, nuôi 8 - 12 tháng đạt 180 – 200 kg.[4]

Nghé con ra đời to hơn hẳn nghé nội trước đây tới nửa yến. Nuôi được chừng một năm thì trọng lượng đã đạt trên dưới một tạ. Nghé lai to cao và đẹp mã hơn nghé nội, sau gần 2 năm chăn nghé lai chúng cũng mang hầu hết những ưu điểm của con mẹ về sự thích nghi với điều kiến chăn thả, khí hậu tại Việt Nam trọng lượng của nghé tăng trưởng rất nhanh. Trâu lai F1 có trọng lượng cao hơn 20-25% so với trâu nội. Nếu trâu đực F1 phối giống trực tiếp với trâu nái nội thì trâu con cũng có trọng lượng cao hơn 15-20%. Điều đặc biệt là cả hai đời nghé lai F1 hay F2 đều sinh trưởng, phát triển và sinh sản bình thường như trâu nội.[13]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trâu Murrah http://baoquangngai.vn/channel/2022/201301/dau-cha... http://baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n65823/Phoi-giong... http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n114730/Mo-hi... http://cand.com.vn/Tu-lieu-antg/Dan-trau-Mura-cua-... http://www.kinhtenongthon.com.vn/Ha-Tinh-Ung-dung-... http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/chiem... http://www.thegioiphunu-pnvn.com.vn/Tin.aspx?varba... http://danviet.vn/xa-hoi/xoa-so-trai-trau-cua-anh-... http://www.ngheandost.gov.vn/JournalDetail/ar206_C... http://ubnd.quangngai.gov.vn/quangngai/tiengviet/b...